Ngày nay, để đáp ứng được thị trường quốc tế, việc xuất khẩu các nông sản ở nước ta, đặc biệt là gạo – mặt hàng lương thực thiết yếu, cần phải đảm bảo chất lượng về sản phẩm cũng như vật liệu đóng gói. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu cần lựa chọn bao bì PP dệt đựng gạo sao cho đủ tiêu chuẩn để có thể đưa các mặt hàng đến nước ngoài một cách tốt nhất. Những tiêu chuẩn bao bì này là gì, hãy cùng Toàn Phát tìm hiểu rõ qua bài viết sau nhé.
Yêu cầu quy trình đóng gói gạo xuất khẩu
1. Quy định về bao bì đóng gói
Để giữ độ nguyên vẹn cho sản phẩm bên trong, điều quan trọng nhất là bao bì bảo vệ bên ngoài phải bền chắc và ít bị hao mòn nhất trong giai đoạn vận chuyển. Cấu trúc bền vững để làm nên những chiếc bao bì chất lượng:
1.1. Vật liệu bao bì
Với độ bền cùng khả năng chống thấm nước tốt, nhựa Polypropylene (PP) là một loại nhựa nhiệt dẻo phù hợp để các doanh nghiệp tận dụng và chúng hoàn toàn có thể tái sử dụng. Ngoài ra, vật liệu này không gây hại cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
Bao bì PP dệt phải đạt yêu cầu về độ bền, độ dày chịu được trọng lượng của gạo và các tác động trong quá trình vận chuyển, lưu kho. Bao bì phải là bao mới, sạch sẽ, khô ráo.
Miệng bao được đóng gói bằng máy đóng gói chuyên dụng nhằm đảm bảo sự chắc chắn. Dây sợi khâu miệng là dây đay hoặc dây dẻo được chập đôi lại với nhau nhằm gia tăng sự chắc chắn.
1.2. Kích thước và trọng lượng
– Kích thước: Phải phù hợp với trọng lượng gạo cần đóng gói, thường có các thông số như 5kg, 10kg, 25kg, và 50kg.
– Trọng lượng: Trọng lượng của bao bì cũng cần được kiểm soát để không làm tăng chi phí vận chuyển quá mức. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5646:1992), bao chứa gạo 50 kg cần đạt các yêu cầu sau:
Loại bao | Chiều dài (mm) | Chiều rộng (mm) | Khối lượng của bao W=18% (g) | |||
50kg | 880 | +20 | 560 | +20 | 650 | +50 |
-10 | -10 | -10 |
2. Quy định về thông tin bao bì
Thông tin trên bao bì gạo xuất khẩu cần rõ ràng, chính xác và đầy đủ để đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng.
2.1. Thông tin cơ bản
– Tên sản phẩm: Tên gạo và loại gạo (gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt,…) phải được ghi rõ ràng và dễ đọc.
– Trọng lượng tịnh: phải được ghi rõ trên bao bì và ở nơi dễ nhận diện, thông thường xuất khẩu là dạng bao 25kg hoặc 50kg, nhưng cũng có các trọng lượng khác tùy theo nhu cầu sử dụng.
– Ngày sản xuất và hạn sử dụng: Cần được in rõ ràng để người tiêu dùng biết được thời hạn dùng sản phẩm, không nghi ngờ rằng doanh nghiệp sản xuất che giấu hay gian lận.
2.2. Thông tin thành phần dinh dưỡng
Thông tin về các giá trị dinh dưỡng như năng lượng, protein, carbohydrate, chất béo,… cần được liệt kê đầy đủ theo quy định của từng quốc gia nhập khẩu.
2.3. Thông tin về nhà sản xuất
– Tên và địa chỉ nhà sản xuất: Trên bao bì cần cập nhật những thông tin về công ty sản xuất, địa chỉ và các thông tin liên hệ để người tiêu dùng và cơ quan chức năng có thể liên hệ khi cần thiết.
– Mã vạch: Thông qua mã vạch, khâu Logistics sẽ dễ dàng trong việc quản lý hàng hóa và truy xuất nguồn gốc.
Bao bì tiêu chuẩn cần phải in rõ thông tin của nhà sản xuất (mẫu bao bì PP đựng gạo 25kg 50kg – Nguồn: Bao bì Toàn Phát)
2.4. Các chứng nhận chất lượng
Chứng nhận là một yếu tố quan trọng để xác định độ uy tín của doanh nghiệp hay chất lượng của gạo, đồng thời cũng là bao bì PP đựng gạo. Các chứng nhận về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng (ISO, HACCP,…) nếu có, cần được in rõ ràng trên bao bì để tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng.
3. Quy định về vận chuyển gạo xuất khẩu
Bên cạnh các yêu cầu riêng biệt về bao bì và hàng hóa, quá trình vận chuyển gạo xuất khẩu cũng là một khía cạnh phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng gạo không bị ảnh hưởng, cụ thể về:
3.1. Phương tiện vận chuyển
Gạo xuất khẩu thường được vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ. Phương tiện trước khi đưa hàng hóa lên và vận chuyển cần kiểm tra độ sạch sẽ, khô ráo của bề mặt sàn và không có dấu hiệu của các chất gây hại.
3.2. Điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển
– Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình vận chuyển phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng ẩm mốc hoặc côn trùng xâm nhập.
– Xếp dỡ hàng hóa: Việc xếp dỡ hàng hóa phải được thực hiện cẩn thận để tránh làm hỏng bao bì và gạo bên trong. Các bao gạo cần được xếp chồng hợp lý, không bị chèn ép quá mức và không được xếp cùng các khoang với hàng hóa khác vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Trong trường hợp phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, cần có quy trình xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến toàn bộ lô hàng.
Quy trình đóng gói bao bì gạo xuất khẩu tiêu chuẩn
Quy trình đóng gói bao bì PP dệt đựng gạo tiêu chuẩn bao gồm các bước từ khâu chuẩn bị, đóng gói đến kiểm tra và vận chuyển. Dưới đây là những hoạt động cần triển khai trong từng bước:
1. Kiểm tra tiêu chuẩn gạo và lựa chọn đơn vị sản xuất bao bì
Giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tìm kiếm đơn vị cung cấp bao bì PP chất lượng, uy tín. Cả hai bên cần xác định thông số bao bì PP dệt phù hợp với trọng lượng và loại gạo cần đóng gói. Bao bì phải sạch sẽ, không bị rách, thủng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
Gạo trước khi đóng gói phải được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo không lẫn tạp chất, không bị ẩm mốc hoặc có dấu hiệu bị côn trùng xâm nhập. Quá trình kiểm tra gạo trải qua 3 bước: Xay và sàng lọc → Xát trắng gạo → Đánh bóng gạo, trước khi đem đi đóng gói.
2. Đóng gói
Gạo được chuyển đến giai đoạn đóng gói. Tại đây, gạo được tính toán theo khối lượng đã dự định và đóng thành các bao theo một hệ thống khép kín hiện đại một cách nhanh chóng và chính xác, tránh rơi vãi gạo.
Sau khi cho gạo vào bao, miệng bao được khâu chặt bằng dây chắc chắn để đảm bảo không bị rơi ra ngoài trong quá trình vận chuyển.
Quy trình đóng gói bao gạo được thực hiện trong một quy trình hiện đại, khép kín nhằm bảo đảm độ chính xác (Mẫu bao gạo 10kg – Nguồn: Bao bì Toàn Phát)
3. Kiểm tra và dán nhãn
Khi đã được đóng gói và đi ra, các bao PP gạo còn được cân đo khối lượng và kiểm tra lại về quy cách bao xem đã chính xác chưa, đảm bảo bao gạo không có lỗ hổng hoặc dấu hiệu hư hỏng.
Đối với những bao có vấn đề, phía doanh nghiệp sẽ loại bỏ ra. Những bao hoàn thiện về chất lượng sẽ đến với công đoạn dán nhãn. Nhãn dán chứa đầy đủ thông tin như đã được in trên bề mặt bao nhưng đã được tóm gọn, bao gồm tên sản phẩm, trọng lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin nhà sản xuất, mã vạch và các chứng nhận chất lượng.
4. Lưu kho và vận chuyển
Bao gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ được đóng gói thành các kiện hàng kỹ lưỡng một lần nữa và được lưu kho trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt.
Khi đến thời hạn giao hàng theo hợp đồng mau bán, bộ phận vận sẽ chuyển gạo đến các cảng xuất khẩu hoặc các điểm giao nhận theo đúng quy định, đảm bảo gạo đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất.
Kết luận
Bao PP dệt đựng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng quốc tế. Để đạt được điều này, việc lựa chọn một doanh nghiệp có kinh nghiệm về sản xuất bao bì đóng gói là lựa chọn hàng đầu nên được ưu tiên.
Tại Toàn Phát, chúng tôi sản xuất và phân phối các sản phẩm về cuộn và bao bì PP dệt với chất lượng tốt và giá thành phải chăng. Bao bì Toàn Phát tự tin sẽ là nhà cung cấp và đối tác tin cậy với quý khách hàng trong việc đem lại các vật liệu đóng gói bằng PP hữu hiệu.
Nếu bạn có nhu cầu tìm nguồn cung ứng về vật liệu PP đóng gói hay nhu cầu in ấn, hãy liên hệ với chúng tôi, Bao bì Toàn Phát luôn thường trực phản hồi và hỗ trợ quý khách trong thời gian nhanh nhất.
Tìm hiểu ngay các dòng sản phẩm bao bì nhựa PP Toàn Phát NGAY HÔM NAY.
Liên hệ Hotline/Hotmail dưới đây để được tư vấn chi tiết: